Bộ xử lý Ivy Bridge i7-3770K có thể nóng tới 100 độ C khi ép xung tới tốc độ 4,9GHz kèm theo điện áp tăng, còn bộ xử lý của thế hệ trước chỉ nóng tới 80 độ C trong cùng một điều kiện.
>> Intel giới thiệu máy tính kích thước 10 x 10 cm
>> Những con chip làm “bệ phóng” cho Intel
>> Tính năng và hiệu năng của Ivy Bridge
>> Intel: Hơn 570 PC dùng chip Ivy Bridge phát hành trong năm 2012
>> Intel chính thức tung ra vi xử lí nền tảng Ivy Bridge
Các bộ xử lý Ivy Bridge thế hệ thứ 3 mới nhất của Intel được tăng hiệu năng, nhất là về mặt đồ họa, sử dụng điện năng ít hơn. Nhưng nếu ép xung loại chip này để đạt tốc độ lớn hơn có thể không phải là một ý tưởng hay.
Ép xung có nghĩa là chạy phần cứng của bạn ở tốc độ nhanh hơn tốc độ quy định của nhà sản xuất, để có thể tận dụng hết hiệu năng của bộ xử lý, card đồ họa, bộ nhớ hay các bộ phận khác của máy tính. Những người đam mê máy tính thường mở rộng giới hạn phần cứng của họ bằng cách ép xung.
Không may là bộ xử lý Ivy Bridge mới của Intel có thể bị nóng đến mức nguy hiểm khi bị ép xung quá cao. Chip này nóng hơn 68 độ F (20 độ C) so với chip Sandy Bridge, theo kết quả thử nghiệm ép xung độc lập được thực hiện bởi các trang AnandTech, Tech Report và Overclockers.
Khi đẩy tốc độ bộ xử lý Intel i7-3770K vượt ngưỡng quy định cho loại chip này là 3,9GHz lên đến 4,9GHz hay cao hơn và với điện áp CPU cũng được tăng theo, CPU sẽ có nhiệt độ khoảng 212 độ F (100 độ C). Mức này đủ nóng để đun sôi nước.
Nhiệt độ này nóng hơn nhiều so với mức 176 độ F (80 độ C) của chip Sandy Bridge chạy ở cùng tốc độ 4,9GHz.
Nhiệt độ tăng vọt nhiều nhất khi điện áp bị tăng đáng kể, như biểu đồ của AnandTech cho thấy: bắt đầu từ 1,05V đến 1,30V với ở tốc độ CPU 4,4GHz, nhiệt độ tăng nhanh từ mức ổn định 149 độ F (65 độ C) lên hơn 194 độ F (90 độ C).
Tại sao chip Ivy Bridge có hiệu quả về mặt điện năng hơn Sandy Bridge lại chạy nóng hơn?
PCWorld Mỹ đã nêu ra 4 lý do cho kết quả này. Vấn đề tăng nhiệt cũng có thể là kết quả của 4 yếu tố này:
1. Chip Ivy Bridge chứa nhiều transistor hơn trong một diện tích nhỏ hơn so với Sandy Bridge. Có nghĩa là mật độ nhiệt (nhiệt tỏa ra trong một diện tích nhất định) bị lớn hơn. Sẽ khó làm nguội bộ xử lý trong đó nhiệt bị tập trung trong một diện tích nhỏ.
2. Các loại chip CPU hiện đại đều có bộ phận tản nhiệt nằm trên. Bộ phận này nằm trong gói bộ xử lý. Bộ tản nhiệt Sandy Bridge được hàn dính vào, trong khi bộ tản nhiệt của Ivy Bridge tiếp xúc với CPU bằng một lớp hợp chất tản nhiệt. Lớp này có thể không dẫn nhiệt tốt bằng bộ tản nhiệt được hàn dính vào của Sandy Bridge.
3. Chip Ivy Bridge thường chạy bằng một mức điện áp hoạt động thấp hơn so với Sandy Bridge. Nhưng để ép xung bộ xử lý này lên 4,9GHz, bạn phải tăng mức điện áp. Thực ra, bạn phải tăng thêm điện áp cho bộ xử lý Ivy Bridge nhiều hơn là cho Sandy Bridge để đạt tốc độ trên. Vì mức tiêu thụ điện năng liên quan nhiều đến điện áp hoạt động, điều này có nghĩa là bạn đang tăng thêm mức tiêu thụ điện năng và nhiệt.
4. Quy trình sản xuất 22nm của Intel còn tương đối mới, trong khi quy trình sản xuất 32nm được dùng với Sandy Bridge đã trưởng thành hơn. Qua thời gian khi Intel cải thiện quy trình 22nm của hãng, tình trạng rò rỉ và hao tán nhiệt có thể sẽ được tốt hơn.
Điều chủ yếu là bạn không nên ép xung quá mức cho hệ thống Ivy Bridge. Hãy cẩn thận khi tăng điện áp CPU trên vài trăm MHz. Nếu không, bạn có thể làm tăng nhiệt độ hơn mức cần thiết trong máy tính xách tay hay máy tính để bàn, khiến làm giảm tuổi thọ của phần cứng và có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định của hệ thống.
Theo PC World VN
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét